Chống hạn cho vườn cây ăn quả vùng ĐBSCL: Làm ngay việc trữ nước, tích nước

Posted by

Dự báo, trong các tháng cuối năm 2021 đầu năm 2022, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL khả năng cao hơn trung bình nhiều năm. Cục Trồng trọt khuyến cáo các tỉnh cần chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ cây ăn quả đảm bảo năng suất, chất lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Muốn năng suất cao, không thể thiếu kỹ thuật

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, thời gian vừa qua, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được các đơn vị của Bộ NNPTNT và các địa phương nghiên cứu, áp dụng thành công góp phần giúp tăng năng suất, chất lượng cho các diện tích cây ăn quả ở các vùng Đông Nam Bộ. 

Cụ thể, trong các năm qua đã có hàng nghìn cây ăn quả đầu dòng đã được bình tuyển, công nhận, chuyển giao cho sản xuất ở nhiều địa phương. Trong đó, nhiều giống cây ăn quả mới được chọn tạo, chuyển giao cho sản xuất như: Thanh long ruột đỏ, ruột tím hồng; sầu riêng Ri6, sầu riêng Dona, chôm chôm Dona; cam mật không hạt; nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn lai, nhãn Bảy Tô…

Nông dân chăm sóc xoài xuất khẩu tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, (Tiền Giang). Ảnh: Trần Dũng

Về giải pháp lâu dài, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý các địa phương phải rà soát lại quy hoạch thủy lợi song song với việc phát triển cây ăn quả của địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ cho từng vùng sản xuất cây ăn quả…

Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác được áp dụng trên quy mô hàng chục ngàn ha như: Rải vụ thu hoạch, ghép cải tạo thay thế giống và trẻ hóa những vườn cây già cỗi; tỉa cành tạo tán, tưới nước tiết kiệm, thụ phấn bổ sung; quy trình nhân và sản xuất chuối tiêu từ cấy mô…

Kỹ sư Phạm Minh Quân – cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho hay: Trong thời gian từ năm 2017 – 2020, trung tâm đã chọn được các dòng/giống cây có múi gồm: Bưởi bòng, bưởi bung, bưởi đường hồng với khả năng chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn 8‰ vào 56 ngày sau khi xử lý mặn trong điều kiện nhà lưới; có khả năng tiếp hợp tốt với các giống cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: Cam xoàn, quýt đường, bưởi năm roi, bưởi da xanh, cam sành.

Quá trình nghiên cứu, thanh lọc cũng cho thấy, cây quách có khả năng chống chịu mặn 6‰ sau 8 tuần xử lý mặn trong điều kiện nhà lưới; có khả năng tiếp hợp tốt với các giống cây ăn trái như: Cam xoàn, quýt đường, cam sành, chanh không hạt.

Chủ động chống hạn, mặn

Nguồn: https://danviet.vn/chong-han-cho-vuon-cay-an-qua-vung-dbscl-lam-ngay-viec-tru-nuoc-tich-nuoc-20211018175618106.htm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x